Dự thảo Nghị định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô: Hơn 3 năm chỉnh sửa mà vẫn nhiều “lỗ hổng”!

(Mặt trận) - Sau hơn 3 năm soạn thảo với rất nhiều lần chỉnh sửa, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Chính phủ Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Thế nhưng rất nhiều ý kiến cho rằng bản dự thảo nghị định này vẫn nhiều “lỗ hổng” và bất hợp lý.

Ảnh minh họa.

Chưa định nghĩa đúng bản chất từng loại hình vận tải

Tại Hội thảo về Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP “Quản lý kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức ngày 21/8, hầu hết các đại biểu đều cho rằng: Bất cập lớn nhất là Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP chưa định nghĩa đúng về 5 loại hình vận tải hành khách bằng xe ô tô, và như thế thì sẽ không thể có giải pháp và chế tài quản lý đúng, phù hợp với từng loại hình.

Chuyện Uber, Grap là xe hợp đồng điện tử hay taxi có nhiều ý kiến phản biện nhất. Ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP Hồ Chí Minh khẳng định: Trong Tờ trình Chính phủ, Bộ GTVT đã báo cáo chưa đúng về những sai lầm, bất cập trong thực hiện thí điểm xe hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ (Uber, Grap). Việc Bộ GTVT vẫn coi Uber, Grab là xe hợp đồng điện tử dù trong nhiều hội nghị Bộ trưởng Bộ GTVT đã kết luận Grap là taxi, cả Bộ Tư pháp cùng tất cả các chuyên gia và toàn xã hội đều khẳng định thực chất đó là xe taxi điện tử, khiến dư luận nghi ngờ có sự thiếu công tâm. Các hiệp hội taxi vừa phải gửi đơn kiến nghị khẩn cấp lên Thủ tướng Chính phủ.

Ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội, phân tích: “Luật GTĐB đã quy định tại Điều 66: “Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách, cước tính theo đồng hồ tính tiền”. Trong Điều 3 của Dự thảo Nghị định cũng viết: “Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền hoặc thông qua phần mềm căn cứ vào ki lô mét xe lăn bánh, thời gian chờ đợi”. Thế nhưng cũng tại Dự thảo Nghị định này lại coi taxi công nghệ như Uber, Grab (hoạt động đúng như định nghĩa trên) là xe hợp đồng điện tử thì rất vô lý. “Hợp đồng điện tử” hay hợp đồng giấy chỉ là phương thức giao kết chứ đâu phải cơ sở để phân loại, bản chất của loại hình vận tải”.

“Bản chất cùng là hoạt động taxi nhưng Uber, Grap lại là xe hợp đồng điện tử với quy định quản lý lỏng lẻo hơn và rất ít nghĩa vụ với nhà nước, người lao động, khách hàng. Như vậy, chúng ta đang tạo sân chơi riêng rất thoáng cho Uber, Grap vì lý do gì? Vì sao không quy định cả taxi truyền thống và taxi công nghệ đều là taxi để dễ quản lý, bình đẳng các nghĩa vụ và trách nhiệm, còn anh nào ứng dụng công nghệ tiên tiến thì anh đó có lợi nhuận cao hơn?” – Thạc sĩ Trương Đình Quý, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh đặt vấn đề.

Đối với vận tải khách du lịch, ý kiến của các nhà báo chuyên viết về GTVT cho rằng: Luật GTĐB quy định “Kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch”. Như vậy, Nghị định mới phải xác định rõ kinh doanh vận tải khách du lịch có 2 loại: Một là, loại vận tải khách du lịch theo tuyến cố định thì hoạt động và cách quản lý như với xe khách tuyến cố định, chỉ khác là điểm xuất phát và điểm đến là các điểm du lịch. Hai là, loại vận tải khách du lịch theo chương trình và địa điểm du lịch (tuar nhóm) thì hoạt động và cách quản lý như với loại hình xe hợp đồng để tránh “trá hình” chở khách như xe khách tuyến cố định nhằm “né” các loại thuế, phí và hoạt động “xe dù, bến cóc”.  

Trước phát biểu của đại diện hãng xe Thành Bưởi (TP Hồ Chí Minh) về việc nếu quy định xe hợp đồng và xe du lịch chỉ được ký một hợp đồng và khống chế tỷ lệ dưới 30% hành trình lặp lại trùng nhau là hạn chế quyền kinh doanh của doanh nghiệp, nhà báo có bút danh Lâm Sơn đã nhiều năm viết về xe dù, bến cóc phản biện: Việc quy định như vậy là rất hợp lý và cần thiết, không vi phạm quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng ta có 5 loại hình vận tải để doanh nghiệp lựa chọn. Đã đăng ký loại hình nào thì phải chấp hành quy định quản lý loại hình đó, giống như đã chọn nghề bác sĩ thì phải tuân thủ y đức và mặc y phục, nếu không muốn thì có quyền chọn nghề khác. Không thể đăng ký xe hợp đồng, xe du lịch nhưng lại hoạt động trá hình như xe khách tuyến cố định, xe taxi nhằm trốn thuế, phí và “né” rất nhiều quy định khác, gây lộn xộn, ùn tắc giao thông. Hiện nay chúng ta đang thực hiện quy định này mà xe hợp đồng trá hình, xe dù, bến cóc vẫn vô cùng nhức nhối. Nếu nghị định mới bỏ quy định xe hợp đồng và xe du lịch chỉ được ký một hợp đồng và không chạy quá 30% hành trình lặp lại trùng nhau thì chắc chắn sẽ trật tự vận tải hành khách đường bộ sẽ vỡ trận vì các hãng xe khách liên tỉnh sẽ bỏ bến để đăng ký xe hợp đồng để dễ dàng “lách luật”.

Phải quản lý bằng phần mềm hiện đại

Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/NĐ-CP còn quy định nhiều thủ tục, điều kiện kinh doanh. Việc tăng cường các biện pháp quản lý để bảo đảm trật tự an toàn giao thông là rất cần thiết vì đó là nguyên tắc hàng đầu của ngành vận tải, nhưng cần bỏ những thủ tục, quy định không thiết thực, gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Để gỡ bỏ những thủ tục, điều kiện không cần thiết, đồng thời bảo đảm phù hợp và đồng bộ với công tác quản lý của các ngành khác như thuế, thương mại điện tử... thì phải tận dụng thành quả cách mạng công nghiệp 4.0, kiên quyết ứng dụng phần mềm quản lý công nghệ hiện đại. “Đáng tiếc là Dự thảo Nghị định hiện nay chỉ quy định áp dụng phần mềm công nghệ quản lý đối với loại hình xe hợp đồng, còn các loại hình khác lại không áp dụng. Đây là điều không hợp lý và không công bằng. Thực tế đã chứng minh, do nước ta chưa áp dụng phần mềm quản lý vận tải tự động nên các lực lượng chức năng không thể kiểm tra, giám sát, xử lý được các vi phạm, đồng thời các doanh nghiệp vận tải và người lái xe cũng không tự giác chấp hành pháp luật, thậm chí có tình trạng tiêu cực, “bảo kê” cho vi phạm, hoạt động nhập nhèm nhằm thu lời bất chính, gây mất an toàn giao thông; rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra do phương tiện và người lái xe không chấp hành nghiêm pháp luật, như vụ xe chở khách hoạt động “chui”, gây tai nạn làm 13 người thiệt mạng tại Quảng Nam vào cuối tháng 7-2018 vừa qua” – Nhà báo Lâm Sơn phân tích.

Có ý kiến cho rằng, nếu tất cả ô tô kinh doanh vận tải phải lắp camera kết nối với thiết bị giám sát hành trình sẽ gây tốn kém. Nhưng vận tải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, liên quan trực tiếp đến tính mạng của rất nhiều người; với chi phí lắp đặt khoảng 3 triệu đồng/xe thì cũng không phải nhiều so với lợi ích mà nó mang lại (thực tế thì nhiều doanh nghiệp đã tự lắp tới 4-5 chiếc camera/xe). Từ phân tích trên, các chuyên gia về GTVT kiến nghị: Nghị định mới cần xác định cụ thể thời hạn đến tháng 1 năm 2020 bắt đầu lắp camera kết nối GPS và phần mềm quản lý vận tải đối với xe ô tô chở khách từ 9 chỗ trở lên. Khi đã có công cụ quản lý bằng công nghệ thì sẽ gỡ bỏ hàng loạt các điều kiện quản lý thủ công theo đúng chỉ đạo cắt giảm thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh của Chính phủ. Trong văn bản thẩm định của Bộ Tư pháp cũng đã kiến nghị điều này.

Bên cạnh những vấn đề lớn lớn nêu trên, các đại biểu dự hội thảo còn nêu một số “lỗ hổng” khác trong Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP. Ban tổ chức hội thảo thống nhất đề nghị Chính phủ giao cho Bộ GTVT sửa lại Dự thảo Nghị định này để bảo đảm nghị định mới thực sự có tầm, quản lý tốt hơn nghị định cũ, làm cơ sở lập lại trật tự, kỷ cương, văn minh trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe ô tô. Tránh tình trạng nghị định vừa ban hành đã bị lỗi thời, lạc hậu và không đạt được mục đích, yêu cầu đề ra.

Những năm qua, dư luận và báo chí đã liên tục phản ánh về tình trạng “xe dù, bến cóc”, xe khách trá hình và những bất hợp lý khi coi Uber taxi và Grab taxi là xe hợp đồng điện tử, gây hệ lụy vô cùng lớn cả về trật tự an toàn giao thông, an ninh xã hội và mỗi năm thất thu hàng chục nghìn tỷ đồng tiền thuế... Vì thế, đầu năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP. Bộ GTVT đã tổ chức rất nhiều hội nghị, hội thảo; các địa phương, doanh nghiệp và chuyên gia đã góp nhiều ý kiến... Giữa tháng 5/2018, Báo Lao Động đã đăng loạt bài “Phải bịt được “lỗ hổng” trong kinh doanh vận tải”. Ngay sau đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ GTVT khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu phản ánh của Báo Lao Động để hoàn chỉnh dự thảo nghị định. Nhưng đến nay, bản Dự thảo nghị định (lần thứ 5) mà Ban soạn thảo trình Chính phủ vẫn nhiều “lỗ hổng”.

PV

Bình luận

Bảo Nam - 22:03 12/09/2018

Đại biểu quốc Hội Dương Trung Quốc cũng đã nêu rằng nghị định 86 có vấn đề.cần xem xét có hay không vấn đề lợi ích nhóm

Trả lời

Hoang Viet - 00:41 09/09/2018

Thật buồn với cách làm việc của các bộ ngành liên quan.

Trả lời

Khiêm Bùi - 09:51 04/09/2018

Cũng vì chữ hợp đồng điện tử và công nghệ 4.0 mà nhà nước đã thất thoát thuế hàng chục tỉ đồng, thế không có cách nào để giải quyết triệt để vấn đề này sao? Nếu gọi là hợp đồng điện tử vậy lợi nhuận danh cho ai, hình thức vận chuyển này có phải là taxi, quá rõ ràng rồi, tại sao không quản lý được?

Trả lời

Nguyễn Thành Đạt - 08:11 30/08/2018

Qua vấn đề nội dung dự thảo sửa đổi nghị định 89 bộ lộ rõ những sai phạm trong công tác quản lý khi không nhất quán chỉ đạo giữa cấp trên và cấp thực hiện. Và cần suy nghĩ thêm về năng lực cán bộ lãnh đạo của Bộ GTVT khi vấn đề về Grab quá mới mẻ nhưng lại ko tham khảo học hỏi cách giải quyết vấn đề từ các nước tiên tiến đã thực hiện trước đó. Đằng này lại làm ngược lại nên gây ra tình trạng thực sự hỗn loạn như thị trường taxi hiện tại.

Trả lời

Võ Trúc Linh - 10:50 29/08/2018

Nghị định 86 có nhiều điều khuất mắt, cần xem xét và làm rõ để công bằng với DN trong nước.

Trả lời

Hoang Viet - 09:10 29/08/2018

Lỗ hỏng mà cả một người không chuyên cũng thấy được bộ GTVT nên xem xét lại

Trả lời

cao thi hien - 08:33 29/08/2018

cần phải quản lý grab như taxi để không bị hao hụt ngân sách của nhà nước

Trả lời

Nguyễn Văn Chiến - 17:54 28/08/2018

Nghị định sửa đổi kéo dài thời gian bao nhiêu thì NN còn thất thoát thuế bấy nhiêu.

Trả lời

Nguyễn Văn Chiến - 17:46 28/08/2018

Thời gian thí điểm đã lâu,nghị định nhiều lần chỉnh sửa mà không có kết quả gì,chắc chờ các DN trong nước phá sản rồi thì im luôn.

Trả lời

Thành Trung - 14:43 28/08/2018

Bản chất grab là taxi, vì thế nên buộc grab phải tuân thủ đúng quy định về kinh doanh taxi, hoặc là bãi bỏ quy định về điều kiện kinh doanh cho các hãng taxi truyền thống, có như thế mới tạo công bằng trong kinh doanh

Trả lời

bui nga - 14:09 28/08/2018

Thật quá bất công cho các doanh nghiệp trong nước

Trả lời

Trần Cẩm Nhung - 13:26 28/08/2018

Soạn thảo hơn 3 năm nhưng vẫn còn nhiều lỗ hỏng, vậy bao lâu thì lỗ hỏng mới được lắp và đem lại quyền lợi cho Doanh nghiệp trong nước.

Trả lời

Mai Việt - 10:05 28/08/2018

Cần định danh Grab là taxi để quản lý theo một quy trình,tạo công bằng trong kinh doanh vì bảng chất Grab là taxi tránh ttinhf trạng trốn thuế thất thu ngân sách nhà nước.

Trả lời

Mai Việt - 10:01 28/08/2018

Cần bổ xung bộ luật 86 về kinh doanh taxi cũng như định hình rõ về Grab tránh bất bình đẳng trong kinh doanh, làm hao hụt ngân sách nhà nước. Hãy xem Grab làm được những gì cho việt nam ngoài báo lỗ trốn thuế, lượng xe tăng (ra đường toàn thấy màu Grab) gây ùn tắt giao thông nghiêm trọng hơn.

Trả lời

Tuấn nguyễn - 09:37 28/08/2018

Xem Grap là loại hình hợp đồng điện tử trong khi Grap hoạt động công khai như taxi truyền thống như vậy nước ta sẽ không thu được những khoảng thuế của Grap như taxi truyền thống

Trả lời

Nguyen Nhan - 09:03 28/08/2018

Bao nhiêu năm rồi vẫn loay hoay tìm cách quản lý Grab nhưng không được, phải chăng có một số người cố tình buông lỏng quản lý, làm thất thoát ngân sách nhà nước, gây thiệt hại đến các doanh nghiệp Việt Nam??

Trả lời

Bảo Nam - 16:16 27/08/2018

Chương trình thí điểm đã phá vỡ quy hoạch vận tải của các địa phương, gây ùn tắc giao thông. Xe Grab và Uber tăng gấp 2 lần tại TP.HCM và Hà Nội sau 2 năm thí điểm. Đồng thời, tạo ra môi trường kinh doanh bất bình đẳng, triệt tiêu taxi truyền thống.

Trả lời

123456 - 08:21 27/08/2018

Xem Grap là loại hình hợp đồng điện tử trong khi Grap hoạt động công khai như taxi truyền thống như vậy nước ta sẽ không thu được những khoảng thuế của Grap như taxi truyền thống.

Trả lời

Tống Mai - 08:17 27/08/2018

Việc thí điểm Grab là sai lầm, gây nhiều hệ lụy tiêu cực cho xã hội, cần loại bỏ sớm.

Trả lời

123456 - 16:17 26/08/2018

Khi ban hành nghị định 86 sửa đổi, đòi hỏi phải đặt sự công bằng trong kinh doanh lên hàng đầu.

Trả lời

cutenhat123 - 16:27 25/08/2018

cần phải quản lý grab như taxi để không bị hao hụt ngân sách của nhà nước

Trả lời

Bảo Nam - 14:54 25/08/2018

Bộ gtvt ưu ái cho doanh nghiệp nước ngoài làm ngơ với các doanh nghiệp trong nước ở lĩnh vực taxi

Trả lời

Anh Út - 14:41 25/08/2018

Grab lát đơn vị kinh doanh ta xi không hơn không kém. Vậy thí phải quản nó giống ta xi thì mới công bằng?!

Trả lời

Anh hai Bến tre - 11:47 25/08/2018

Grab hoạt động ở Việt Nam theo kiểu không chính thống. Tự do triển khai các hoạt động kể cả tại các khu vực, các địa bàn, địa phương không nằm trong phạm vi thí điểm

Trả lời

Anh hai Bến tre - 11:45 25/08/2018

Về chủ thể tham gia thị trường, trong thời gian ngắn đã hình thành 866 hợp tác xã giấy, bán phù hiệu. Những hợp tác xã này đều nằm trong diện chưa kê khai thuế hoặc kê khai không đầy đủ.

Trả lời

Anh hai Bến tre - 11:43 25/08/2018

kể từ khi Bộ Giao thông Vận tải ban hành Quyết định 24, số lượng xe đăng ký kinh doanh theo hình thức xe hợp đồng tăng đột biến, từ 177 xe năm 2014 lên đến 34.562 xe cuối năm 2017. Số lượng xe tham gia Grab cả nước trên 70.000 xe cá nhân. Tổng doanh thu vận tải đường bộ của toàn ngành trên địa bàn Tp.HCM năm 2017 giảm 3.600 tỷ đồng.

Trả lời

Anh hai Bến tre - 11:16 25/08/2018

Không tìm được hợp đồng vận tải điện tử. Không xác định được chủ thể ký kết hợp đồng vận tải điện tử là ai? Cho đến tận bây giờ, Uber và Grab đều không xuất trình được hợp đồng vận tải điện tử cho mỗi chuyến xe.

Trả lời

Thành Trung - 09:26 25/08/2018

Bản chất Grab là taxi, chỉ khác taxi truyền thống ở phương thức đặt xe, vì vậy nên quản lý grab như taxi để tạo công bằng cho các hãng khác.

Trả lời

Võ Trúc Linh - 09:10 25/08/2018

Càng sửa càng nhiều lỗ hổng dẫn đến thất thoát ngân sách nhà nước, thiệt thồi và không công bằng cho DN trong nước.

Trả lời

Hoang Viet - 08:58 25/08/2018

Dự thảo lần này không công tâm, đề nghị các cấp có thẩm quyền phải xem xét lại một cách nghiêm túc để tạo sự công bằng trong kinh doanh.

Trả lời

Tài Nguyễn - 22:10 24/08/2018

Bản Dự thảo nghị định (lần thứ 5) mà Ban soạn thảo trình Chính phủ vẫn nhiều “lỗ hổng”. Lỗ hổng là do...

Trả lời

Bảo Nam - 22:06 24/08/2018

Rất mong ngành giao thông và bộ Công thương nhìn nhận vấn đề về Grab thật trung thực và công bằng.Taxi truyền thống chúng tôi rất mong mỏi điều này.chỉ cần công bằng để cạnh tranh trong kinh doanh thôi

Trả lời

Bánh Tằm - 17:55 24/08/2018

Doanh nghiệp taxi Việt bị hắt hủi vậy . Grab taxi phải tuân thủ luật ở nước sở tại

Trả lời

Bánh Tằm - 17:24 24/08/2018

Grab và taxi vận tải hành khách như nhau sao mà không chung 1 qui tắc . Bình đẳng công tâm

Trả lời

Transiconghs - 16:24 24/08/2018

các nước phát triển cũng đã nhìn nhận rõ ràng loại hình như Grab/Uber là Taxi và được quản lý tương tự như Taxi tại sao Việt Nam các nhà quản lý lại chưa thống nhất được

Trả lời

Transiconghs - 16:23 24/08/2018

Nghị định đã nhiều lần chỉnh sửa mà đến nay vẫn chưa tạo được đồng thuận giữa các bên liên quan rõ ràng là ban soạn thảo làm việc có vấn đề rồi .

Trả lời

Anh Út - 16:01 24/08/2018

Theo Hiệp hội Taxi TP Hồ Chí Minh, tất cả xe hợp đồng điện tử thí điểm theo Quyết định số 24 của Bộ GTVT, xét về đặc điểm và bản chất kinh doanh chính là taxi. Do đó nên nhập vào loại hình taxi và quản lý như taxi, không nên tạo loại hình mới vì khái niệm xe hợp đồng điện tử hoàn toàn không có trên thực tế trong 3 năm qua.

Trả lời

Anh Út - 15:59 24/08/2018

Hiệp hội Taxi TP Hồ Chí Minh khẳng định ủng hộ quan điểm của Bộ trưởng Bộ GTVT rằng: Grab và Uber là đơn vị kinh doanh vận tải bằng taxi, phải quản lý như taxi. Vì Grab và Uber hoạt động theo hình thức vận tải taxi, cụ thể như: trực tiếp thông báo tuyển dụng, làm thủ tục tuyển dụng, xử lý kỷ luật hoặc khen, thưởng lái xe; quyết định hoàn toàn hành trình, lộ trình chuyến xe; trực tiếp quyết định giá cước; trực tiếp thu tiền cước vào tài khoản của mình...

Trả lời

Anh Út - 15:56 24/08/2018

Tại Hội thảo được Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương tổ chức tại Hà Nội mới đây, các Hiệp hội taxi đều bày tỏ sự bức xúc, không đồng tình ở tờ trình Dự thảo “Nghị định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải ô tô” thay thế cho Nghị định 86/2014/NĐ-CP của Bộ Giao thông Vận tải.

Trả lời

Anh Út - 15:50 24/08/2018

Khi thị trường có sự độc quyền gây bất lợi cho người tiêu dùng, người lao động, Nhà nước cần có cơ chế, chế tài để điều chỉnh.

Trả lời

Siêu Nhân - 15:11 24/08/2018

Dự thảo nghị định 86 có quá nhiều lỗ hỏng nên cần xem xét lại

Trả lời

bui huu loc - 15:05 24/08/2018

Phải chăng các nhà làm luật khi biên soạn Nghị định 86 sửa đổi đang cố tình chừa các qui định then chốt để tạo sân chơi riêng cho doanh nghiệp nước ngoài

Trả lời

kim tú - 15:01 24/08/2018

dự thảo còn nhiều lỗ hổng. dẫn đến thiệt thòi cho DN trong nứơc

Trả lời

Nguyễn Duy - 14:42 24/08/2018

Xem Grap là loại hình hợp đồng điện tử trong khi Grap hoạt động công khai như taxi truyền thống như vậy nước ta sẽ không thu được những khoảng thuế của Grap như taxi truyền thống.

Trả lời

vovancuong - 13:22 24/08/2018

Cần phải xem xét lại nghị định 86 để đảm bảo công bằng

Trả lời

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tin liên quan
Đọc nhiều
Bình luận nhiều