Vững chắc từ cơ sở…
Khu dân cư thôn Tân Bình, xã Tân Tiến là một trong những khu dân cư thuộc vùng biên giới của huyện Bù Đốp. Hầu hết hộ dân chủ yếu trồng cao su và hồ tiêu nhưng đã sớm có ý thức cao và tham gia vào các tổ an ninh nhân dân, tổ phòng, chống tội phạm.
Ông Tạ Quang Dương, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn Tân Bình (xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp) cho biết, thôn là một địa bàn giáp ranh với nước bạn Campuchia nên tình hình an ninh trật tự có lúc còn phức tạp, một số ít hộ dân còn tham gia vượt biên trái phép làm kinh tế hoặc khai thác, vận chuyển gỗ, chặt cây rừng làm trụ tiêu, buôn bán và sử dụng pháo, đánh bạc...
Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, đến nay ông Tạ Quang Dương cùng Ban công tác mặt trận thôn đã thành lập 8 tổ an ninh nhân dân, 1 tổ phòng, chống tội phạm; vận động toàn thôn cam kết không vượt biên trái phép sang Campuchia, chú tâm phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng vùng biên ngày càng giàu đẹp.
|
Xác định xây dựng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc và tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới là việc làm cần thiết để sớm ổn định tình hình, ông Tạ Quang Dương chủ động tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức trong bảo vệ an ninh Tổ quốc và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới là trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các lực lượng chức năng, đặc biệt là nhân dân sống trên biên giới.
Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, đến nay, ông Tạ Quang Dương cùng Ban công tác mặt trận thôn đã thành lập 8 tổ an ninh nhân dân, 1 tổ phòng, chống tội phạm; vận động toàn thôn cam kết không vượt biên trái phép sang Campuchia, chú tâm phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng vùng biên ngày càng giàu đẹp.
Ngoài ra, ông Dương còn chỉ đạo Ban công tác Mặt trận thôn chủ động phối hợp với lực lượng biên phòng, công an, Trung đoàn 717 (Binh đoàn 16) thường xuyên kiểm tra tạm trú, tạm vắng; tuần tra bảo vệ biên giới, cột mốc, cọc dấu đường biên.
Đặc biệt, tổ an ninh của thôn thường xuyên đi tuần đêm để nắm tình hình, qua đó các tệ nạn xã hội như trộm cắp, đánh bạc giảm hẳn, tình hình an ninh nhiều năm liền được giữ ổn định.
Không chỉ ở tuyến ở tuyến biên giới, địa bàn phức tạp mà rộng khắp trên địa bàn tỉnh Bình Phước, đặc biệt là ở các phường ở trung tâm tỉnh tỉnh lỵ cũng chú trọng phát triển phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Phường Tân Bình có vị trí trung tâm kinh tế, giao thương, thương mại của thành phố Đồng Xoài và của tỉnh Bình Phước nên hằng ngày, lượng người ngoài địa bàn đến giao dịch mua bán, làm nghề khá đông. Đây cũng là địa bàn có đông công nhân làm việc tại các khu công nhiệp Đồng Xoài I, Đồng Xoài II, Đồng Xoài III, khu công nghiệp bắc Đồng Phú về thuê phòng trọ ở. Do đó, không ít các đối tượng có tiền án, tiền sự lợi dụng trà trộn ẩn náu để gây án; các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, mua bán sử dụng chất ma túy, cờ bạc vẫn còn xảy ra ở một số cụm dân cư.
|
|
Mô hình "Tiếng kẻng an ninh trật tự" của hội cựu chiến binh ấp Thuận An, xã Thanh An, Hớn Quản. |
Các vấn đề trên không những tác động đến sản xuất và đời sống mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh trật tự, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Do đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Tân Bình đã tham mưu cho Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường tiếp tục chỉ đạo các ban ngành, đơn vị liên quan phối hợp với công an phường tổ chức chương trình phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Ông Trần Văn Phước, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Tân Bình cho biết, xác định tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, chúng tôi luôn quán triệt các ban ngành, đoàn thể từ phường xuống các khu phố và sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân bỏ lối suy nghĩ thiển cận là “Công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội là của công an không phải là việc của dân”. Từ đó, nâng cao nhận thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc của toàn dân, để ngày càng nâng cao ý thức của quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, phòng, chống ma túy và giải quyết các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ quần chúng nhân dân.
Phường Tân Bình đang duy trì 5 tổ bảo vệ dân phố khu dân cư, 5 tổ hòa giải và 21 tổ an ninh nhân dân liên gia tự quản với khoảng 600 người tham gia.
Các mô hình bảo vệ an ninh trật tự ở các khu phố trên đại bàn phường Tân Bình hoạt động hiệu quả và được các cấp, các ngành khen thưởng kịp thời, như: mô hình “Tiếng kẻng an ninh trật tự” ở khu phố Tân Trà II; Tổ an ninh liên gia tự quản của khu phố Thanh Bình; Tổ tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành về an toàn giao thông của khu phố Tân Bình và Xuân Bình… được Công an tỉnh Bình Phước tặng bằng khen.
… Đến thế trận an ninh nhân dân
Đại tá Nguyễn Phương Đằng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Phước cho biết, hiện nay, Đảng bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh đang triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI với mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2025, Bình Phước trở thành tỉnh công nghiệp, thuộc nhóm các tỉnh phát triển nhanh và bền vững, có quy mô kinh tế khá trong vùng Đông Nam Bộ; nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng biên giới với đô thị trong tỉnh; tăng cường kết nối vùng; hoàn thành chính quyền điện tử, đô thị thông minh, từng bước chuyển dần sang chính quyền số; đảm bảo quốc phòng-an ninh vững chắc; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện”. Trong đó, Chương trình bảo đảm quốc phòng-an ninh có nhiệm vụ “Nâng cao chất lượng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững mạnh”, đó cũng chính là giải pháp quan trọng có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Thực hiện chương trình phối hợp giữa ngành công an với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”, Bình Phước đã hành kế hoạch cụ thể để triển khai, trong đó tổ chức các biện pháp cho từng ngành phù hợp với chuyên môn và nhiệm vụ chính trị được giao. Đặc biệt, ngành công an tỉnh Bình Phước đã lựa chọn những nội dung, mô hình điển hình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội để nhận rộng.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 55 loại mô hình với 401 mô hình bảo vệ an ninh Tổ quốc. Trong đó có một số mô hình phát huy tốt hiệu quả như: “Camera an ninh”; “Thôn xóm bình yên”; “Quản lý, giúp đỡ người chấp hành án tại cộng đồng và người chấp hành xong án phạt tù về địa phương cư trú…
Bên cạnh đó, các cấp hội, đoàn thể cũng xây dựng và duy trì, củng cố các câu lạc bộ, như: “Hội viên hội phụ nữ tham gia công tác đảm bảo an ninh trật tự”; “Phòng, chống bạo lực gia đình”; “Địa chỉ tin cậy cộng đồng”; “Phụ nữ tham gia bảo vệ an ninh biên giới”; “Điểm sáng biên giới”.
Thông qua các mô hình, đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo đã góp phần hiệu quả trong việc nắm tình hình an ninh trật tự, tội phạm và tệ nạn xã hội, từ đó ngành công an đề ra các giải pháp xử lý, phòng ngừa tội phạm kịp thời, ổn định tình hình.
|
Lộc Ninh là huyện biên giới, có 16 xã, thị trấn, có đường biên giới dài 109 km với 13 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm khoảng 19%.
Xác định công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật và vận động nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là một trong những công tác trọng tâm trong phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, công tác tuyên truyền thường xuyên đổi mới và kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền sáng tạo, như: viết bài truyên truyền đăng tải, chia sẻ trên trang mạng xã hội zalo, fanpage fecbook của từng đơn vị và địa phương.
Đặc biệt, Công an huyện Lộc Ninh đã phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tăng cường công tác tổ chức xây dựng, củng cố, kiện toàn, phát huy hiệu quả các câu lạc bộ, mô hình về tham gia phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự tại cộng đồng.
Bù Gia Mập là một trong những huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số, có nhiều địa bàn khó khăn và phức tạp về an ninh trật tự.
Đến nay, công an huyện đã phối hợp xây dựng, duy trì hoạt động của 35 mô hình phòng, chống tội phạm và 74 điểm sáng, 68 câu lạc bộ pháp luật với 81 tổ, nhóm với 740 thành viên nòng cốt. Qua công tác tuyên truyền, vận động, nhân dân đã cung cấp hàng trăm nguồn tin có giá trị giúp cho lực lượng công an điều tra, làm rõ nhiều vụ việc; vận động hàng chục đối tượng truy nã ra tự thú.
Thượng tá Nguyễn Văn Khiêm, Phó trưởng Công an huyện Lộc Ninh
|
Ông Nguyễn Xuân Hoan, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bù Gia Mập cho biết, nhận thức được tầm quan trọng của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhiều năm qua lực lượng công an cùng với các ban, ngành, đoàn thể các cấp đã vận động và được sự đồng lòng hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện thành lập và duy trì hoạt động được 23 mô hình với 20 mô hình phòng, chống tội phạm đang hoạt động tại các thôn, khu dân cư thuộc 8 xã.
Những mô hình trên đã góp phần chuyển hóa địa bàn 4 xã trên địa bàn huyện; nhân dân đã cung cấp 26 nguồn tin có liên quan đến công tác an ninh, trật tự, trong đó có 11 nguồn tin tố giác tội phạm.
|
Đại tá Nguyễn Phương Đằng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Phước tặng Kỷ niệm chương "Bảo vệ an ninh Tổ quốc" cho các cá nhân của Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng.
|
Sự tham mưu tích cực của lực lượng công an và các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phát động, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đặc biệt là sự tham gia đầy trách nhiệm, nhiệt tình của đội ngũ cán bộ, công nhân lao động và các tầng lớp nhân dân đã góp phần củng cố và đưa phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa phương, đơn vị ngày càng phát triển, lan tỏa mạnh mẽ cả bề rộng lẫn chiều sâu và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp yên tâm lao động, sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân.
Theo Báo Nhân dân